Với dân số gần 150 triệu người, mặc dù trong vòng vài năm gần đây tăng trưởng kinh tế không cao nhưng Nga vẫn là một thị trường tiêu dùng lớn. Trong đó có nhu cầu nhập khẩu cao các mặt hàng nông-lâm-thủy sản mà Việt Nam có lợi thế.
Việc xuất khẩu nông sản từ Việt Nam vào Nga đã có từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1,6% trong tổng lượng xuất khẩu nông sản. Trên thực tế, có rất nhiều nông – thủy sản Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu từ phía Nga đề ra nhưng xuất khẩu còn nhiều trở ngại. Do phương thức thanh toán chưa thuận lợi, khoảng cách vận chuyển xa làm tăng chi phí xuất khẩu so với các nước khác, một số sản phẩm của Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yêu cầu về mẫu mã, bao bì sản phẩm cần chào hàng theo đúng quy cách nhập khẩu vào thị trường Nga.
Trong thời gian vừa qua, các sản phẩm của Việt Nam đã dần trở nên quen thuộc và được người dân Nga ưa chuộng như cà phê, chè, đặc biệt là rau, củ, quả nhiệt đới là nhóm hàng khá tiềm năng do đặc thù khí hậu giá lạnh ít sản xuất được và nhu cầu cao.
Theo số liệu thống kê, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng rau, quả sang thị trường Nga đạt 8,2 triệu USD, tăng 246,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, rau, quả chế biến đạt 6,7 triệu USD, tăng 293,5% so với cùng kỳ năm 2019. Với vị trí địa lý xa, thời gian vận chuyển dài, sử dụng tiện lợi, và dễ dàng bảo quản, việc xuất khẩu rau, quả chế biến sang thị trường này là lựa chọn tốt như là trái cây sấy khô, nước ép trái cây, trái cây đông lạnh, dưa chuột và cà chua muối…
Bộ NN và PTNT đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, đưa ra chính sách và đề nghị doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với nhà nước trong đề xuất, phản biện chính sách, tham gia tích cực vào quá trình đàm phán, tham vấn để nhà nước biết được nhu cầu của doanh nghiệp.
(Nguồn: vn.sputniknews.com)
1 Comment
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.